Khối Học thuật

Phan Tuấn Ngọc

avatar

Lĩnh vực quan tâm: kinh tế chính trị, chính trị so sánh, kinh tế quốc tế, tham nhũng, phân cấp phân quyền, chính quyền địa phương 

Bằng cấp: Tiến sĩ, Đại học Duke, Hoa Kỳ, năm 2022

Tiểu sử:  

Phan Tuấn Ngọc (tên thường gọi Tuấn Ngọc hoặc Phan) là một nhà kinh tế chính trị chuyên về tham nhũng tại các nước đang phát triển. Anh sử dụng các phương pháp định lượng để nghiên cứu các chủ đề ở nơi giao thoa giữa bộ môn Kinh tế và bộ môn Khoa học Chính trị. 

Bắt đầu với giấc mơ trở thành nhà ngoại giao, Tuấn Ngọc bắt đầu hứng thú với Kinh tế và Khoa học Chính trị khi được tiếp cận các nghiên cứu hàn lâm về thể chế chính trị tại Việt Nam. Anh bị ấn tượng bởi cách các học giả tìm cách giải thích các hiện tượng trong kinh tế chính trị Việt Nam, những điều chúng ta vẫn thấy hàng ngày nhưng nhiều khi không suy nghĩ về chúng một cách có hệ thống. Đôi khi, sự thú vị đến từ việc trường hợp của Việt Nam hoàn toàn tương thích với các lý thuyết hàn lâm đã có sẵn và có thể áp dụng với bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Thú vị hơn nữa là khi các hiện tượng tại Việt Nam đi chệch khỏi dự đoán của lý thuyết, và khi đó các học giả phải tìm cách cải tiến thế giới quan của mình để giải thích sự lệch pha này. 

Tuấn Ngọc tham gia nghiên cứu và viết báo cáo Chỉ số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) từ năm 2016 đến năm 2020. PCI là khảo sát doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam về môi trường kinh doanh cấp tỉnh, được thực hiện bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Tuấn Ngọc kết hợp số liệu doanh nghiệp này với thông tin về các thể chế tại cấp tỉnh để nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế chính trị đến quan hệ giữa các doanh nghiệp và chính quyền địa phương. Các chủ đề nghiên cứu khác bao gồm tổ chức có hệ thống của tham nhũng, chính trị so sánh, và vai trò của kiểm toán và minh bạch. 

Tuấn Ngọc tốt nghiệp ngành Kinh tế và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Colgate tại bang New York, Mỹ. Anh dành những năm sau đó làm việc tại các tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc tế tại Washington, DC, đồng thời hoàn thành chương trình Thạc sĩ ngành Kinh tế Quốc tế tại Đại học American. Trước khi đến với Đại học Fulbright Việt Nam, Tuấn Ngọc tốt nghiệp bằng Tiến sĩ về Khoa học Chính trị, chuyên ngành Kinh tế Chính trị, tại Đại học Duke ở North Carolina, Hoa Kỳ. 

Các bộ môn giảng dạy: 

  • Kinh tế lượng
  • Tư duy định lượng 
  • Kinh tế học quốc tế

Các xuất bản nổi bật: 

  • “Do Subnational Performance Assessments (SPAs) Lead to Improved Governance? Evidence from a Field Experiment in Vietnam”, with Edmund Malesky, in Fulbright Review of Economics and Policy, Forthcoming, 2022
  • “Explaining the Resilience of Single-Party Regimes: Centralized Politics, Promotability, and Corruption”, Program on Governance and Local Development Working Paper, Vol. 50, 2021 
  • “Rust Removal: Why Vietnam’s Anti-Corruption Efforts Have Failed to Deliver Results and What That Implies for Future Campaigns”, with Edmund Malesky, in The Political Logics of Anticorruption Efforts in Asia, edited by Meredith Weiss and Cheng Chen, SUNY Press, 2019 
  • “Social Norms, Organizational Learning and Bribes in Emerging Economies: A Study of Foreign Invested Firms in Vietnam”, with Binh Vuong and Thang Nguyen, in Multinational Business Review, Vol. 29, No. 2, 2020
icon Back

Kết nối với chúng tôi

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer