Ngành Kinh tế học cung cấp cho sinh viên kiến thức cần thiết để làm việc tại các cơ quan nhà nước và tư nhân cả trong lẫn ngoài Việt Nam. Kinh tế học nghiên cứu những quyết định mà cá nhân công ty cộng đồng và quốc gia đưa ra về việc phân bổ thời gian tiền bạc và nguồn lực. Cách mà quyết định được đưa ra và ảnh hưởng của chúng lên xã hội đặt ra những câu hỏi quan trọng về độ hiệu quả và công bằng khiến sinh viên suy ngẫm về kinh tế qua nhiều lĩnh vực trong bối cảnh lịch sử chính trị và văn hoá cụ thể. Ngành Kinh tế học tại Fulbright chuẩn bị cho sinh viên kiến thức để theo đuổi nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nghiên cứu sau đại học trong lĩnh vực kinh tế tài chính kế toán.
Kinh tế học
Ngành Kinh tế học tại Fulbright

Chào mừng đến với Ngành Kinh tế học tại Fulbright!
Kinh tế học là gì? Người ta thường nghĩ rằng kinh tế chỉ xoay quanh tiền bạc và làm kinh tế đơn giản là dự đoán giá cổ phiếu nhằm giúp mọi người trở nên giàu có. Nhưng kinh tế học là một công cụ mạnh mẽ hơn thế rất nhiều! Kinh tế học nghiên cứu hành vi và tương tác con người giúp ta hiểu quá trình tiến hoá từ xã hội săn bắt hái lượm nhỏ bé đến thế giới phức tạp chúng ta sinh sống ngày nay. Chương trình đào tạo kinh tế học ở Fulbright giúp sinh viên tìm hiểu cách các cá nhân và doanh nghiệp đưa ra quyết định tối ưu và cách sử dụng chính sách công để khắc phục những thất bại trên thị trường ổn định nền kinh tế vĩ mô và phân phối lại thu nhập và của cải.
Tại sao chọn học ngành Kinh tế? Khi khảo sát một bộ phận sinh viên đại học phần lớn trong số họ chọn kinh tế học vì họ muốn việc học của mình có giá trị . Sinh viên đánh giá cao kinh tế học vì nó mang lại một khuôn mẫu để hiểu được những vấn đề toàn cầu cải thiện khả năng ra quyết định và nâng cao cơ hội nghề nghiệp. Ngành Kinh tế học tại Fulbright trang bị sinh viên kĩ năng phân tích và định lượng cần thiết để trở thành nhà kinh tế học thực thụ . Dù đó là sự nghiệp trong lĩnh vực tư vấn tài chính hay chính phủ hoặc nghiên cứu sau đại học về kinh tế và các ngành liên quan sinh viên của chúng tôi được cung cấp nền tảng tuyệt vời để toả sáng sau khi tốt nghiệp.

Để biết thêm thông tin về Ngành Kinh tế học vui lòng liên hệ Giảng viên Điều phối ngành tại email hoang.khieu@fulbright.edu.vn
Tiêu điểm học thuật



Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp
Chương trình giáo dục Đại cương:
- 5 Môn Nền tảng (20 tín chỉ) và 8 Môn Khám phá (32 tín chỉ) trong đó tối đa 2 Môn Khám phá (8 tín chỉ) được tính vào ngành chính.
- Học tập Trải nghiệm (4 – 12 tín chỉ).
Yêu cầu chung của Ngành chính:
- 2 môn sơ cấp (8 tín chỉ): Principles of Economics 1 và 2.
- 2 môn phương pháp luận (8 tín chỉ).
- 2 môn phân tích (8 tín chỉ): Microeconomic Analysis và Macroeconomic Analysis.
- 4 môn Trung cấp và Nâng cao (16 tín chỉ) trong đó có ít nhất 2 môn Nâng cao.
- Đồ án tốt nghiệp I và II hoặc 2 môn Nâng cao bổ sung (Cấp 300) (8 tín chỉ).
Minh hoạ lộ trình học:
- Môn Nền tảng
- Môn Khám phá
- Phương pháp luận
- Principles of Economics 1
- Principles of Economics 2
- Môn Nền tảng
- Môn Khám phá
- Phương pháp luận
- Microeconomic Analysis
- Macroeconomic Analysis
- Học tập Trải nghiệp
- Môn Tự chọn (cấp 200 và 300)
- Môn nâng cao
- Đồ án tốt nghiệp I và II hoặc môn Nâng cao
- Môn Tự chọn
Điều kiện thực hiện Đồ án Tốt nghiệp
Sinh viên nhận Bằng Cử nhân Khoa học Xã hội Nhân văn và Nghệ thuật ngành Kinh tế học cần hoàn thành những yêu cầu sau:
- Đăng ký Kinh tế học là ngành chính
- Hoàn thành ít nhất MỘT học phần Nâng cao (cấp 300)
- Điểm GPA từ 3.0 trở lên, và
- Đăng kí thực hiện Đồ án Tốt nghiệp thành công
Trước khi đăng ký làm Đồ án tốt nghiệp sinh viên cần đăng kí ngành chính, duy trì thành tích học tập tốt và thảo luận Đồ án với cố vấn học tập của mình
Yêu cầu Ngành phụ
Ngành phụ Kinh tế học nhằm cung cấp sinh viên những kiến thức cần thiết để thành thạo trong lĩnh vực này. Ngành phụ Kinh tế học có tổng cộng 6 học phần cần tham gia với một chút linh hoạt để giúp sinh viên theo học một ngành phụ có thể hỗ trợ ngành chính hoặc mục tiêu nghề nghiệp tốt nhất. Sinh viên phải đăng kí ít nhất một học phần giữa Principles of Economics 1 và 2 cũng như ít nhất một học phần giữa Microeconomic Analysis và Macroeconomic Analysis. Nhờ đó sinh viên có thể lựa chọn 4 học phần Trung cấp và Nang cao, trong đó có ít nhấ 2 học phần Nâng cao để theo học.
Điều kiện để đăng kí Kinh tế học là Ngành chính và Ngành phụ
Để chính thức đăng ký Kinh tế học là ngành chính sinh viên cần hoàn thành:
- 2 môn Sơ cấp
- 1 môn Phương pháp luận
- 1 môn Phân tích
Để chính thức đăng ký Kinh tế học là ngành phụ sinh viên cần hoàn thành:
- 1 môn Sơ cấp
- 1 môn Phân tích
Điều kiện Tốt nghiệp hạng Xuất sắc
- Sinh viên phải hoàn thành Đồ án tốt nghiệp I và Đồ án tốt nghiệp II
- Đồ án phải đạt hạng Xuất sắc
Lưu ý dành cho sinh viên cân nhắc theo học Cao học ngành Kinh tế học hoặc Tài chính
Ở trình độ cao học việc theo học ngành Kinh tế học hay Tài chính yêu cầu có nền tảng toán học vững chắc. Cụ thể các học phần về giải tích đại số tuyến tính phương trình vi phân và giải tích thực cực kỳ hữu ích trong việc đảm bảo thành công trong đào tạo sau đại học. Sinh viên đăng ký ngành chính Kinh tế học đang cân nhắc theo học Cao học được khuyến khích tham gia các học phần thuộc ngành Toán ứng dụng của Fulbright để có sự chuẩn bị tốt nhất. Những sinh viên này cũng nên sắp xếp một cuộc hẹn với cố vấn học tập thuộc ngành Kinh tế học để xác định những học phần nào là cần thiết nhất với chương trình Cao học đã chọn.
Danh sách học phần minh hoạ
- Principles of Economics 1 và 2 (Cấp 100): Hai học phần này giới thiệu kiến thức cơ bản về kinh tế vi mô và vĩ mô cung cấp cái nhìn tổng quát về các lý thuyết kinh tế và kỹ thuật phân tích áp dụng cho những vấn đề hiện hữu. Bằng cách học cả kinh tế vi mô (phân tích lựa chọn mà người dân, doanh nghiệp hay chính phủ đưa ra) và kinh tế vĩ mô (phân tích toàn bộ nền kinh tế) sinh viên sẽ phát triển trực giác kinh tế của mình khi hiểu rõ hơn về cách thế giới hoạt động.
- Economic Methods (Cấp 100): Học phần giới thiệu những khái niệm và phương pháp phân tích thống kê cơ bản và các quy tắc toán học cơ bản được sử dụng trong phân tích kinh tế. Sinh viên sẽ được tiếp xúc với nhiều vấn đề kinh tế và biện pháp giải quyết chúng. Sau khi hoàn thành học phần sinh viên sẽ đủ điều kiện theo học các học phần cấp cao hơn thuộc ngành Kinh tế học.
Lưu ý: Học phần Introduction to Data Analysis có thể được tính vào yêu cầu về môn Phương pháp luận đối với sinh viên nhập học trước mùa thu 2023.
Học phần thuộc ngành Toán ứng dụng tương đương với Economic Methods cũng có thể được tính vào yêu cầu về môn Phương pháp luận. Tuy nhiên việc này cần có sự chấp thuận từ giảng viên điều phối ngành Kinh tế học.
- Econometrics (cấp 200): Học phần áp dụng lý thuyết thống kê để phân tích dữ liệu kinh tế và dự đoán các mối quan hệ kinh tế. Học phần tập trung vào phân tích hồi quy và ứng dụng của nó trong nghiên cứu kinh tế thực nghiệm. Sinh viên sẽ được học cách xây dựng các mô hình kinh tế và kiểm tra chúng bằng dữ liệu.
- Microeconomic Analysis (cấp 200): Học phần tập trung tìm hiểu cách những đãi ngộ khích lệ hạn chế và định hướng quá trình đưa ra quyết định của người tiêu dùng nhà sản xuất và chính phủ. Sinh viên sẽ được học cách sử dụng cả kỹ thuật biểu đồ lẫn tối ưu hoá để giải quyết vấn đề mà người tiêu dùng (mua gì) nhà sản xuất (sản xuất gì và bán với giá bao nhiêu) và chính phủ (ban hành chính sách gì) phải đối mặt.
- Macroeconomic Analysis (cấp 200): Trong học phần này sinh viên sẽ kết hợp những quan sát thực tế và mô hình kinh tế để nghiên cứu động lực của toàn bộ nền kinh tế. Học phần tập trung vào các công cụ kinh tế vĩ mô của nhà nước chính sách tài chính và tiền tệ cùng với đó là tác động của chúng lên quá trình tăng trưởng kinh tế việc làm và lạm phát về lâu về dài.
Môn Trung cấp (cấp 200): Sinh viên có thể đăng ký học phần Trung cấp thuộc ngành Kinh tế học sau khi hoàn thành ít nhất một học phần trong số Principles of Economics 1 và 2 và Economic Methods. Các học phần Trung cấp sẽ yêu cầu sinh viên dùng công cụ và kỹ thuật học được từ ba học phần Sơ cấp áp dụng vào các lĩnh vực khác nhau của Kinh tế học.- Economic Development of Southeast Asia
- Environmental Economics
- Game Theory
- International Trade
- Môn Nâng cao (Cấp 300): Sinh viên có thể đăng ký học phần Nâng cao thuộc ngành Kinh tế học sau khi hoàn thành ít nhất một học phần trong số Microeconomic và Macroeconomic Analysis và Econometrics. Học phần Nâng cao yêu cầu sinh viên đọc phân tích tái hiện và thực hiện nghiên cứu kinh tế.
- Behavioral Economics
- Money and Banking
- Economics of Inequality
- Public Finance
- Financial Economics
- International Economics
Môn Sơ cấp (yêu cầu học 2 môn)
Môn Sơ cấp (cấp 100):
- Principles of Economics 1
- Principles of Economics 2
Môn Phương pháp luận (yêu cầu học 2 môn)
Môn Phương pháp luận:
- Economic Methods (Cấp 100)
- Econometrics (Cấp 200)
Môn Phân tích (yêu cầu học 2 môn)
Môn Phân tích (cấp 200):
- Microeconomic Analysis
- Macroeconomic Analysis
Môn Trung cấp và Môn Nâng cao (yêu cầu học 4 môn, ít nhất 2 môn Nâng cao)
Môn Trung cấp (Cấp 200):
- Economic Development of Southeast Asia
- Environmental Economics
- Game Theory
- International Trade
Sinh viên có thể đăng ký môn Trung cấp thuộc ngành Kinh tế học sau khi hoàn thành ít nhất một học phần trong số Principles of Economics 1 và 2 và Economic Methods.
Môn Nâng cao:
- Behavioral Economics
- Money and Banking
- Economics of Inequality
- Public Finance
- Financial Economics
- International Economics
Sinh viên có thể đăng ký môn Nâng cao thuộc ngành Kinh tế học sau khi hoàn thành ít nhất một học phần trong số Microeconomic và Macroeconomic Analysis và Econometrics.
Đồ án Tốt nghiệp I & Đồ án Tốt nghiệp II HOẶC môn Nâng cao bổ sung (yêu cầu học 2 môn)
Gặp gỡ đội ngũ giảng viên
Giảng viên tiêu biểu

Gặp gỡ các Fulbrighters
Sinh viên tiêu biểu

- Nguyen Thi Thuy An
- Nguyễn Công Quốc Anh
- Trần Như Bách
- Pham Anh Chi
- Nguyen Dang Hung Cuong
- Phạm Thị Hồng Dung
- Nguyễn Bảo Hân
- Bùi Quốc Khải
- Nguyen Bao Khang
- Cao Nguyen Tuan Khoi
- Nguyen Nhat Lam
- Đinh Hoa Linh
- Nguyễn Phương Linh
- Trần Tú Linh
- Le Duc Dai Loc
- Phạm Đức Minh
- Hoang Dung Vu Minh
- Hoàng Xuân Ngân
- Trần Ngọc Phương Nghi
- Nguyễn Viên Nhi
- Tô Nữ Quỳnh Như
- Hoang Anh Phuong
- Nguyễn Đức Quang
- Le Thi Truc Quynh
- Nguyen Thi Lan Thanh
- Vo Ngoc Thao
- Khuc Thi Huyen Trang
- Nguyen Thi Bao Tram
- Nguyen Phuong Uyen
- Pham Ngoc Ha Vi
- Đinh Tuấn Việt
- Do Thu An
- Truong Thuy Lam Anh
- Võ Tâm Dũng
- Trần Thu Giang
- Nguyễn Đình An Hạnh
- Nguyễn Quốc Hiếu
- Nguyen Dinh Khoa
- Nguyen Thi Thanh Loan
- Nguyễn Hoang Yen Minh
- Lê Nhật Minh
- Bui Thi Mo
- Nguyễn Hà Phan
- Nguyen Minh Phu
- Trần Quang Phúc
- Nguyễn Minh Phương
- Lê Võ Thanh Tâm
- Nguyễn Thị Phương Thảo
- Bùi Dương Đăng Thiên
- Nguyen Hieu Thuan
- Huỳnh Ngọc Thủy Tiên
- Tang Linh Trang
- Phạm Gia Khang
- Nguyễn Ngọc Anh
- Lưu Quốc Anh
- Nguyễn Huỳnh Trâm Anh
- Hồ Ngọc Hiếu Châu
- Nguyễn Đăng Tiến Dũng
- Từ Khánh Đăng
- Thuận Thân Đoàn
- Đỗ Cẩm Hoàng Hoa
- Nguyễn Hoài Nam
- Hoàng Thanh Nga
- Phan Thị Kim Nương
- Hứa Nguyễn Lan Phương
- Trần Mai Phương
- Nguyễn Thành Phương
- Lê Đồng Vũ Phương
- Bùi Đoàn Khánh Quân
- Nguyễn Minh Tân
- Nguyễn Minh Thư
- Phùng Thị Anh Thy
- Nguyễn Thu Trang
- Đoàn Lê Phương Uyên
- Trịnh Thế Vinh
- Nguyễn Quốc Huy
- Nguyễn Việt Hà
- Nguyễn Võ Phương Vy
- Nguyễn Phan Việt Hằng
- Nguyễn Như Nhật Nam
- Trần Thuỳ Dương
- Lê Thị Thùy Dương
- Phạm Minh Ngọc
- Nguyễn Bảo Ngọc
- Vũ Thị Thanh Tâm
- Trần Thị Ngọc Mai
- Lê Khánh Đoan
- Hoàng Ngọc Gia Hương

Gặp gỡ cựu các sinh viên
Cùng tìm hiểu Fulbright đã có tác động thế nào đến cuộc sống của các sinh viên và cựu sinh viên.
Cựu sinh viên tiêu biểu
