Ngành Nghiên cứu Xã hội là hướng tiếp cận áp dụng mô hình giáo dục khai phóng để tiến tới nghiên cứu thực nghiệm về Xã hội. Ngành học này cung cấp một chương trình đào tạo trải rộng trên nhiều chủ đề, kết hợp phương pháp nghiên cứu đa dạng và cách tiếp cận lập luận phân tích chặt chẽ. Sinh viên theo học ngành mang tính liên ngành này được đào tạo nhiều bộ môn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như nhân chủng học, xã hội học và chính trị học nhằm giải quyết các vấn đề lớn trong xã hội hiện đại. Sinh viên tốt nghiệp ngành Nghiên cứu Xã hội sẽ được trang bị đầy đủ để theo đuổi nghiên cứu sau đại học về khoa học xã hội cũng như nhiều ngành nghề đa dạng như làm việc cho tổ chức phi chính phủ (NGO), khởi nghiệp, tư vấn, nghiên cứu, lãnh đạo và làm việc trong các tổ chức quốc tế.
Nghiên cứu Xã hội
Ngành Nghiên cứu Xã hội tại Fulbright

Chào mừng đến với Ngành Nghiên cứu Xã hội tại Fulbright!
Chào mừng bạn đến với Ngành Nghiên cứu Xã hội! Nghiên cứu Xã hội là ngành khoa học xã hội mang tính liên ngành đầu tiên ở Việt Nam, kết hợp các phương pháp tiếp cận từ Xã hội học, Nhân chủng học và Chính trị học.
Chúng ta sinh sống trong một xã hội toàn cầu đơn nhất và đồng thời cũng thuộc nhiều xã hội khác biệt. Thế giới của chúng ta được tạo thành từ sự phức tạp và liên kết. Các nền công nghiệp và quốc gia cần những con người được đào tạo để nắm bắt và giải mã xã hội, nhằm dự đoán và tác động đến cách mọi người suy nghĩ và hành động. Chúng tôi trang bị cho sinh viên chính những điều ấy qua chương trình đào tạo Ngành Nghiên cứu Xã hội của Fulbright.
Sinh viên được học nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như nghiên cứu dân tộc học, thiết kế khảo sát, phỏng vấn, nhóm tập trung, phân tích định lượng, v.v. nhằm lý giải thế giới phức tạp này. Sinh viên còn được tìm hiểu thêm về các chủ đề quan trọng trong xã hội ngày nay, bao gồm gia đình, tiền bạc, sự phát triển, giới tính/giới, bản sắc, di trú, công nghệ, ngôn ngữ. Chúng tôi hoan nghênh bạn khám phá trang này và tìm hiểu một chút về những gì chúng tôi đang thực hiện tại Ngành Nghiên cứu Xã hội!
Để biết thêm chi tiết về ngành Nghiên cứu Xã hội, vui lòng liên hệ Giảng viên Điều phối ngành qua email tobias.burgers@fulbright.edu.vn
Tiêu điểm học thuật



Điều kiện cấp bằng tốt nghiệp
Cử nhân ngành Nghiên cứu Xã hội cần hoàn thành những yêu cầu sau:
Chương trình giáo dục Đại cương:
- 5 Môn Nền tảng (20 tín chỉ) và 8 Môn Khám phá (32 tín chỉ),+ trong đó tối đa 2 Môn Khám phá (8 tín chỉ) được tính vào ngành chính.
- Seminar Fulbright (4 tín chỉ, tự chọn) và Học tập Trải nghiệm (4-12 tín chỉ)
Yêu cầu chung của ngành chính:
- 1 Môn Khảo sát sơ cấp – Social Inquiry (4 tín chỉ)
- 1 Môn Phương pháp sơ cấp (4 tín chỉ)
- 1 Môn Lý thuyết sơ cấp (4 tín chỉ)
- 6 Môn mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 2 môn Nâng cao (24 tín chỉ)
- 2 Môn Bổ sung thuộc Ngành (ngành chính hoặc chương trình danh dự) (8 tín chỉ)
- 2 Môn Bổ sung mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 1 môn Nâng cao. Có thể học để thay thế cho ngành chính có yêu cầu thực hiện Đồ án Tốt nghiệp (8 tín chỉ).
Minh hoạ lộ trình học:
- Môn Nền tảng
- Môn Khám phá
- Sơ cấp (Khảo sát)
- Sơ cấp (Phương pháp)
- Môn Nền tảng
- Môn Khám phá
- Môn Trung cấp
- Sơ cấp (Lý luận)
- Môn Tự chọn
- Seminar Fulbright
- Học tập Trải nghiệm
- Môn Trung cấp
- Môn Nâng cao
- Môn Tự chọn
- Môn Nâng cao
- Dự án tốt nghiệp I
- Dự án tốt nghiệp II
- Môn Tự chọn
Yêu cầu Ngành phụ
Để được công nhận tốt nghiệp ngành phụ Nghiên cứu Xã hội, sinh viên cần hoàn thành:
- 1 Môn Khảo sát sơ cấp – Social Inquiry
- 1 Môn Phương pháp sơ cấp
- 1 Môn Lý thuyết sơ cấp
- 3 Môn mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, trong đó có ít nhất 1 môn Nâng cao
Điều kiện để đăng kí Nghiên cứu Xã hội là Ngành chính và Ngành phụ
Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Xã hội là ngành chính, sinh viên phải hoàn thành học phần Social Inquiry và ít nhất 2 môn Sơ cấp hoặc Trung cấp. Để chính thức đăng ký Nghiên cứu Xã hội là ngành phụ, sinh viên phải hoàn thành học phần Social Inquiry và ít nhất một môn trong chương trình Nghiên cứu Xã hội.
Điều kiện Tốt nghiệp hạng Xuất sắc
- Sinh viên phải hoàn thành Đồ án tốt nghiệp I và Đồ án tốt nghiệp II
- Đồ án phải đạt hạng Xuất sắc
Danh sách học phần minh họa
- Môn Khảo sát Sơ cấp– Social Inquiry (SOCI 102): Học phần này khảo sát các chủ đề được nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội thông qua việc tìm hiểu những thách thức chúng ta phải đối mặt ngày nay. Các chủ đề bao gồm những vấn đề xã hội liên quan tới việc quản trị, sự bình đẳng, sức khoẻ, giới và giới tính, chủng tộc, môi trường, phát triển, gia đình, cuộc sống thường nhật và công nghệ. Học phần sẽ đề cập đến các khía cạnh khác nhau của khoa học xã hội, giúp sinh viên có góc nhìn về cách định hướng chương trình học tập của mình trong tương lai.
- Môn Phương pháp luận Sơ cấp: Bên cạnh Social Inquiry, sinh viên cần đăng kí theo học một học phần nhập môn chuyên sâu về các phương pháp. Nhiều môn Trung cấp vầ Nâng cao có chứa yếu tố phương pháp luận, vậy nên những học phần này cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm thực tiễn về các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đa dạng của khoa học xã hội. Sinh viên sẽ được tìm hiểu về cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nội dung học phần sẽ được mở rộng trong tương lai.
* Research Methods in Social and Behavioral Sciences (SOCI 105)
* Ethnographic Research Methods (SOCI 109) - Môn Lý thuyết Sơ cấp: Khoa học xã hội nổi lên như một hình thức nghiên cứu chuyên sâu bên cạnh quá trình công nghiệp hoá vào cuối thế kỷ 19 ở châu Âu. Sinh viên sẽ tham gia một học phần lý thuyết nhằm tìm hiểu các khung lý thuyết cốt lõi được chia sẻ xuyên suốt ngành khoa học xã hội. Mặc dù phần lớn tiền đề lý thuyết của khoa học xã hội đương đại bắt nguồn từ phương Tây, chúng tôi cũng xem xét cách chúng đã du nhập, được dịch sang và ảnh hưởng đến châu Á như thế nào. Sinh viên có thể hoàn thành học phần sơ cấp theo bất cứ trình tự nào, nhưng họ nên hoàn thành yêu cầu lý thuyết vào năm 2.
- Nội dung học phần sẽ được mở rộng trong tương lai
- Ethics and Moral Philosophy (SOCI 214)
- Introduction to Science and Technology Studies (SOCI 211)
- History of International Relations Theory (HIS 203)
Môn Trung cấp: Học phần trung cấp tìm hiểu những chủ đề chính của ngành Nghiên cứu Xã hội. Các học phần giúp sinh viên tiếp cận với các khía cạnh phương pháp luận, lý thuyết và chủ đề của nhiều lĩnh vực khác nhau. Sinh viên có thể tham gia tối đa 4 học phần Trung cấp để hoàn thành ngành chính. Các học phần Sơ cấp không phải điều kiện tiên quyết cho học phần Trung cấp, tuy nhiên sinh viên nên hoàn thành các học phần đó càng sớm càng tốt.
- Foundations of Political Economy (SOCI 201)
- Introduction to Political Science (SOCI 213)
- Disability and Culture (SOCI 215)
- Digital Anthropology (SOCI 202)
- Youth and Society in Asia (SOCI 204)
- Development from Below: Indigenous Paths to Modernity in Vietnam (SOCI 207)
- Culture and the Economy in Developing Asia (SOCI 208)
Môn Cao cấp: Môn Cao cấp là các học phần nhỏ theo phong cách seminar cho phép thảo luận chuyên sâu về các lĩnh vực và lý thuyết chuyên ngành. Môn Cao cấp cũng có thể là những nghiên cứu độc lập do sinh viên thiết kế cùng với cố vấn học tập của mình. Sinh viên cần tham gia ít nhất 2 học phần nâng cao để thoả mãn yêu cầu tốt nghiệp ngành chính. Học phần Sơ cấp là điều kiện tiên quyết để theo học học phần Cao cấp.
- Women and Politics in Asia (SOCI 301)
- Language, Culture, and Thought (SOCI 305)
- Global Political Economy (SOCI 307)
- The Anthropology of Sex (SOCI 309)
- Technology, Innovation and Conflict (SOCI 308)
Đồ án Tốt nghiệp (cho hạng Xuất sắc): Sinh viên mong muốn tốt nghiệp loại xuất sắc phải hoàn thành seminar và Đồ án Tốt nghiệp, đánh dấu cực điểm của hành trình theo học ngành Nghiên cứu Xã hội. Đồ án của sinh viên cũng phải đạt điểm Xuất sắc. Đồ án Tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội được làm việc sát sao với một cố vấn để nghiên cứu chuyên sâu về một chủ đề mà mình quan tâm, chú trọng vào đạo đức, áp dụng lý thuyết vào thực hành và truyền đạt ý tưởng. Đồ án Tốt nghiệp thông thường sẽ là dự án nghiên cứu mà sinh viên đã phát triển trong quá trình học tập, sinh viên có thể thực hiện các dự án khác với một người giám sát như phim, doanh nghiệp xã hội, báo cáo chính sách và phương tiện kỹ thuật số.
Môn Sơ cấp (yêu cầu học 3 môn)
Môn Sơ cấp:
(1 môn ở mỗi lĩnh vực: Khảo sát, Phương pháp luận, Lý thuyết)
Học phần Khảo sát Sơ cấp:- Social Inquiry
Minh hoạ học phần Phương pháp luận Sơ cấp:
- Research Methods in Social and Behavioral Sciences
- Ethnographic Research Methods
Foundational Theory Courses
Minh hoạ học phần Lý thuyết Sơ cấp:
- Ethics and Moral Philosophy
- History of International Relations
- Theory Introduction to Science and Technology Studies
Môn Trung cấp (yêu cầu học 4 môn)
Môn Trung cấp (cấp 200):
- Foundations of Political Economy
- Introduction to Political Science
- Disability and Culture
- Digital Anthropology
- Youth and Society in Asia
- Development from Below: Indigenous Paths to Modernity in Vietnam
- Culture and the Economy in Developing Asia
Các học phần Sơ cấp không phải điều kiện tiên quyết cho học phần Trung cấp, tuy nhiên sinh viên nên hoàn thành các học phần đó càng sớm càng tốt.
Môn Cao cấp (yêu cầu học 2 môn)
Môn Nâng cao (cấp 300):
- Women and Politics in Asia 13. Language, Culture, and Thought
- Global Political Economy
- The Anthropology of Sex
- Technology, Innovation and Conflict
Các môn Sơ cấp là điều kiện bắt buộc cho các môn Cao cấp.
Môn Ngành chính (yêu cầu học 2 môn)***
Môn Ngành chính (yêu cầu học 2 môn)*
Môn Ngành chính:
Bất cứ môn nào mở bởi Ngành Nghiên cứu Xã hội, ít nhất một trong số đó là môn Cao cấp (cấp 300).Đồ án tốt nghiệp I & Đồ án tốt nghiệp II (yêu cầu học 2 môn)**
* Yêu cầu chung của ngành chính
**Điều kiện tốt nghiệp loại Xuất sắc
***Bất cứ môn nào thuộc ngành
Gặp gỡ đội ngũ giảng viên
Giảng viên tiêu biểu

Gặp gỡ các Fulbrighters
Sinh viên tiêu biểu

- Nguyễn Thị Kim Anh
- Nguyễn Ngọc Anh
- Nguyễn Việt Đức
- Phạm Minh Hiếu
- Nguyen Huy Hoang
- Nguyễn Minh Huyền
- Pham Nguyen Phuong Khanh
- Nguyen Ngoc Linh
- Nguyễn Thị Thanh
- Nguyễn Văn Thanh
- Đỗ Nguyễn Hà Vy
- Luong Ngoc Chung
- Lại Minh Ngọc
- Nguyễn Quang Tuệ
- Truong Thuy Lam Anh
- Tạ Thị Thùy Duyên
- Võ Thị Quỳnh Hương
- Lê Ngọc Khánh Linh
- Trần Thảo Linh
- Vũ Ngọc Kim Ngân
- Trần Thảo Nguyên
- Roãn Hồng Anh Thư
- Lê Minh Tú
- Nguyễn Thị Huyền
- Trần Thị Thu Thảo
- Nguyễn Kim Minh
- Tôn Thị Diệu Hà
- Phan Thị Minh Anh
- Võ Linh Đan
- Nguyễn Quang Minh

Gặp gỡ cựu sinh viên
Cùng tìm hiểu Fulbright đã có tác động thế nào đến cuộc sống của các sinh viên và cựu sinh viên.
Cựu sinh viên tiêu biểu
