Gương mặt Fulbright

Môi trường ươm dưỡng những hạt giống tinh nhuệ

image

Tiến sĩ Trần Thị Miên Chi hiện là Chuyên gia nghiên cứu, Giảng viên tại Khoa Kinh tế và Tài chính, trường đại học Queen Mary, London, Vương quốc Anh. Bệ phóng đi theo con đường học thuật này là sau khi chị hoàn thành khoá đào tạo sau đại học tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) 13 năm trước.

Sau khi tốt nghiệp ngành Kĩ sư xây dựng, trường Đại học Bách Khoa, Miên Chi đầu quân cho ngân hàng BIDV. Làm việc tại đây một vài năm, chị quyết định đi học về Kinh tế. Miên Chi tính để có thể tiếp tục học lên bậc Thạc sĩ Kinh tế sẽ phải đăng kí học thêm văn bằng 2 của trường Đại học Kinh tế. Thời gian học sẽ mất ít nhất bốn năm cho văn bằng 2 cộng thêm hai năm nữa cho bậc Thạc sĩ. Với chi phí đầu tư thời gian quá dài, chị gần như nản lòng.

Một đồng nghiệp tại BIDV tình cờ giới thiệu với chị về Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP) (FETP là tiền thân của Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright – thời điểm đó đang là dự án hợp tác của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Trường Quản lý Nhà nước Harvard Kennedy) và FETP trở thành lựa chọn phù hợp.

“Fulbright là ngôi trường duy nhất không bắt buộc bạn phải tốt nghiệp ngành Kinh tế để có thể nộp đơn và theo học tại Fulbright. Tôi đã không hề có những kiến thức cơ bản về kinh tế học như các bạn cùng lớp. Sau khi được chọn, tôi phải học bổ túc các môn học cơ sở để có thể theo học chương trình chính. Dù vậy, Fulbright là ngôi trường duy nhất mà những người ngoại đạo như tôi có cơ hội trở được chuyển đổi ngành học và đạt được trình độ Thạc sĩ chỉ sau hơn một năm rèn luyện”.

Nhưng, hơn một năm học tập tại FETP đã khiến người ngoại đạo như chị dồn nén trải nghiệm đến phá vỡ giới hạn của bản thân.

Mặc dù đã quá quen với cường độ học tập tại Khoa Xây dựng – là một trong những ngành học nặng nhất với rất nhiều đồ án môn học và bản vẽ – tại trường Đại học Bách khoa, tôi vẫn cảm thấy choáng ngợp với những gì trải qua tại Fulbright”.

Tiến sĩ Trần Miên Chi

Nỗi ám ảnh “8 giờ 20 phút”

Khóa học Kinh tế học Ứng dụng và Chính sách công tại FETP mà chị Trần Miên Chi theo học gồm 17 môn với tổng cộng 74 tín chỉ, được “nén” vào thời gian vỏn vẹn mười tháng. Trong khi đó, các chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Anh thường chỉ bao gồm 8 – 10 môn học trong cùng thời gian trên.

“Như vậy là đủ để thấy sự khắc nghiệt trong tiến độ học tập tại Fulbright. Tôi và bạn học có nhiều đêm không ngủ để đọc hàng chồng tài liệu có lúc cao đến cả mét, lấy số liệu, tính toán và phân tích cho kịp tiến độ nộp bài lúc 8h20 sáng” – chị Trần Miên Chi chia sẻ.

Đêm trước mốc “8h20”, các phòng học thường sáng đèn đến gần sáng cho các nhóm thảo luận, chia sẻ quan điểm để đi đến kết luận cuối cùng. Không chỉ vậy, mỗi học viên cần phải chuẩn bị bài, đọc tài liệu trước khi lên lớp để thảo luận với các giảng viên của môn học. Phần thảo luận này cũng đóng góp vào thành tích cuối cùng của môn học nên ai cũng phải cố gắng hết sức để đạt kết quả tốt nhất.

Nhớ về kỷ niệm học tại FETP, chị Trần Miên Chi nhắc tới môn học Nghiên cứu tình huống cho Phân tích chính sách với bài viết thảo luận đầu tiên nhận kết quả “khá tồi tệ”.

“Tự mình rà soát lại bài viết, tôi vẫn cảm thấy mình viết khá hay nên tôi không rõ mình sai chỗ nào mà lại bị đánh giá thấp đến thế. Vì vậy, tôi quyết đi tìm “công lý” bằng cách gặp và trao đổi với thầy giáo môn học của mình. Kết quả của buổi trao đổi đó là tôi học được cách viết “đúng” trước khi viết “hay”. Đó là lần đầu tiên tôi biết về Tư duy phản biện (Critical thinking) trong phân tích chính sách”.

Học ở trường Fulbright, các học viên được định hướng phải xem xét và phân tích một vấn đề ở nhiều mặt, tích cực và tiêu cực, lợi ích tài chính và lợi ích xã hội, cân đối giữa nguồn lực hạn chế và kết quả đạt được. Tất cả phân tích nhằm đi tới một kết luận hoặc một chính sách thích hợp, đem lại lợi ích cho cho nhiều đối tượng của dự án.

Tư duy phản biện là một trong những kĩ năng quan trọng mà tôi học được từ trường Fulbright. Chính tư duy này giúp cho các bài viết của tôi khi theo học ở Anh đều đạt trên 90/100 điểm. Đây là một trong những lý do giúp tôi được cấp học bổng toàn phần để tiếp tục chương trình Nghiên cứu sinh Tiến sĩ ngành Quản trị rủi ro tài chính tại Anh”, chị Miên Chi chia sẻ.

Đào tạo những con người tự do

Theo nhận định và trải nghiệm của Tiến sĩ Trần Miên Chi, trường Chính sách công và Quản lý Fulbright với trưởng thành từ nền tảng FETP, thành công nhờ ba yếu tố: định hướng đúng, con người đúng và đầu tư đúng.

Từ nền tảng giáo dục khai phóng, phương pháp dạy và học dựa trên nghiên cứu tình huống, phân tích định lượng và định tính để giúp học viên có khả năng chủ động đánh giá, phản biện và ra quyết định. Sinh viên tốt nghiệp tại Fulbright được trang bị đầy đủ kiến thức và thành thạo kĩ năng để có thể lập tức làm việc hiệu quả tại bất kì môi trường nào.

Đây là một trong những khác biệt rõ ràng nhất của trường Fulbright được chứng minh bởi mạng lưới cựu học viên với những thành công trong nghề nghiệp ở khắp các ngành nghề trong và ngoài nước”.

Tuy nhiên, định hướng đúng vẫn cần có đội ngũ có năng lực để thực hiện. Tiến sĩ Trần Miên Chi cho rằng, ở Fulbright không chỉ có đội ngũ các giáo sư, giảng viên, chuyên gia mà còn một nhân tố quan trọng khác là đội ngũ học viên.  

“Nếu vượt qua được vòng sàng lọc khắt khe về hồ sơ ứng tuyển và thi tuyển, bạn nên tự hào được trở thành học viên của trường Fulbright vì mỗi học viên ở đây như một hạt giống tinh nhuệ, được đánh giá là có khả năng hấp thụ và phát huy tốt nhất những gì được truyền thụ.”.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến cơ sở hạ tầng hiện đại tại Fulbright. Hiện nay, Việt Nam không thiếu những trường hoặc chương trình được sự đầu tư, tài trợ từ nước ngoài, nhưng nếu thiếu sự đúng đắn về định hướng giảng dạy cũng như thiếu sự chuẩn bị về mặt nhân lực, cũng khó có được sự thành công.

Tôi không cam đoan bạn sẽ được sử dụng máy Macbook tại Fulbright nhưng tôi đảm bảo học viên sẽ được tham khảo những tài liệu mới nhất thông qua thư viện điện tử tại Fulbright. Bạn cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng những phương pháp và phần mềm cập nhật nhất phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu đạt được kết quả tốt nhất”, Tiến sĩ Trần Miên Chi chia sẻ.

Bên cạnh đó, với phương châm “giáo dục khai phóng”, Fulbright đào tạo ra những con người thực sự “tự do”, không chỉ về kĩ năng và còn về tư tưởng. Học viên được tiếp cận với phương pháp học bằng cách giải quyết vấn đề (problem-based learning, PBL). Phương pháp PBL lấy người học làm trung tâm, giúp cho sinh viên hiểu về môn học thông qua thực hành giải quyết các vấn đề mở hoặc đang được tranh cãi trong thực tế.

Tôi tin rằng hiện nay, Fulbright là một trong số rất ít trường đang áp dụng hiệu quả phương pháp dạy và học này. Tôi nhấn mạnh “hiệu quả” vì phương pháp này không chỉ đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về soạn thảo tài liệu cho tình huống nghiên cứu, mà còn đòi hỏi năng lực nghiên cứu và khả năng giải thích sâu sắc từ giảng viên hướng dẫn để giúp học viên hiểu cặn kẽ dự án trên nhiều mặt. Từ đó, sinh viên có thể chủ động đưa ra những phân tích, nhận định và ra quyết định về vấn đề tranh cãi. Bạn có thể tìm thấy tất cả những điều đó tốt nhất ở ngôi trường Fulbright”.

Tiến sĩ Trần Miên Chi chia sẻ thêm, mỗi học viên sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ tối đa từ đội ngũ giảng viên và nhân viên của trường Fulbright, dù là trong học tập, thực hành, khó khăn về tinh thần hay thậm chí cả khó khăn về tài chính.

Điều quan trọng là nếu bạn không ngại học hỏi, bạn sẽ nhận được những gì tốt nhất từ trường Fulbright”.

  • Xuân Linh

Kết nối với chúng tôi

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer