Matthew McDonald
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Tâm lý xã hội áp dụng vào công việc, giải trí, văn hóa tiêu dùng và kinh tế chính trị
- Triết học lục địa (Nietzsche, Heidegger, Beauvoir, Foucault, lý thuyết phê bình) áp dụng cho tâm lý học
Bằng cấp: Tiến sĩ, Đại học Công nghệ, Úc, năm 2005
Tiểu sử:
Tiến sĩ Matthew McDonald sinh ra ở Úc và tu nghiệp tại Đại học Melbourne (nhận bằng Cử nhân Xuất sắc trong ngành Tâm lý học) và Đại học Công nghệ Sydney (nhận bằng Tiến sĩ về triết học hiện sinh và tâm lý học). Tại Úc, ông đã đảm nhiệm các vị trí học thuật tại Đại học New South Wales, Sydney và Đại học Công nghệ Sydney. Tại Thái Lan, ông từng làm việc với Đại học Assumption, Bangkok. Tại Anh Quốc, ông từng công tác tại Đại học Roehampton, London. Và tại Việt Nam, ông từng giảng dạy tại Đại học RMIT.
Cho đến nay, ông đã đồng tác giả bốn cuốn sách: Tâm lý xã hội và các lý thuyết về văn hóa tiêu dùng: Góc nhìn kinh tế chính trị (Social Psychology and Theories of Consumer Culture: A Political Economy Perspective, nhà xuất bản Routledge), Giới thiệu về Tâm lý xã hội phê bình, tái bản lần 2 (Critical Social Psychology: An Introduction, 2nd ed., nhà xuất bản Palgrave), Sự thức tỉnh: Hành trình giải đáp câu hỏi triết học và tâm lý học về sự tồn tại (Epiphanies: An Existential Philosophical & Psychological Inquiry, nhà xuất bản VDM) và Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên Tâm Lý học (What To Do With Your Psychology Degree, nhà xuất bản McGraw-Hill).
Ông đang hướng dẫn một số nghiên cứu sinh Việt Nam (bậc Tiến sĩ và Thạc sĩ) thực hiện các luận án về phụ nữ Việt Nam và sự hình thành căn tính của họ thông qua chủ nghĩa hiện sinh, lý thuyết phê bình và triết học đạo đức.
Matthew đã được mời chia sẻ về nghiên cứu của mình trên Đài radio Quốc gia ABC trên các chương trình Late Night Live và Counterpoint và BBC Radio 4. Ông cũng viết về các vấn đề liên quan đến tâm lý học tại nơi làm việc cho các tờ báo như The Australian và The Sunday Telegraph.
Tiến sĩ Matthew McDonald là Nhà tâm lý học được công nhận bởi Hiệp hội Tâm lý học Anh Quốc (Ban các Học giả, Nhà nghiên cứu & Giáo viên).
Các bộ môn giảng dạy:
- Tâm lý học xã hội ứng dụng
- Nhập môn về Rối loạn Tâm lý, Chẩn đoán và Điều trị
- Nhân văn Toàn cầu và Thay đổi Xã hội
Các nghiên cứu nổi bật:
Nguyen, N.T. & McDonald, M. (2022). Populist politics in a market-Leninist state: (Re)thinking gender in Vietnam. In P.J. Burke, R. Gill, A. Kanai & J. Coffey (Eds.) Gender in an era of post-truth populism: Pedagogies, challenges, and strategies (pp. 171-184). London: Bloomsbury.
McDonald, M., Nguyen, L. Bubna-Litic, D., Nguyen, N-T & Taylor, G. (2021). Positive psychology applied to the workplace: A Foucauldian discourse analysis. Journal of Humanistic Psychology https://doi.org/10.1177/00221678211029400
Nguyen, N-T. McDonald, M. Ha Thanh Nguyen, T. & McCauley, B. (2020). Gender relations and social media: A grounded theory inquiry of young Vietnamese women’s self-presentation on Facebook. Gender, Technology & Development 24(2), 174-193.
McCauley, B., McDonald, M., Ha Thanh Nguyen, T. & Wearing, S. (2020). Digital gaming culture in Vietnam: An exploratory study. Leisure Studies, 39(3), 372-386.
McDonald, M., Bubna-Litic, D., Morgan, A., Mate, S. & Nguyen, L. (2018). Power and self-identity: Positive psychology applied to human resource development. In K. Black, R. Warhurst & S. Corlett, (Eds.), Identity as a foundation for human resource development (pp. 83-98). London: Routledge.
McDonald, M., Gough, B., Deville, A. & Wearing, S. (2017). Social psychology, consumer culture, and neoliberal political economy. Journal for the Theory of Social Behaviour, 47(3), 363-379.
McDonald, M., Bridger, A. Wearing, S. & Ponting, J. (2017). Consumer spaces as political spaces: A critical review of social, environmental and psychogeographical research. Social & Personality Psychology Compass, 11(7), 491-513.
McDonald, M. & Bubna-Litic, D. (2017) Critical organizational psychology. In B. Gough (Ed.), Palgrave handbook of critical social psychology (pp. 597-620). Basingstoke, UK: Palgrave.