Khối Học thuật
Nguyễn Thị Hồng Dung
Lĩnh vực quan tâm: Chức năng sinh lý của các kênh ion trong điều kiện bình thường và bệnh lý
Bằng cấp:
- Tiến sĩ: Đại học SOKENDAI và Viện Quốc Gia về Khoa Học Sinh Lý (NIPS), Nhật Bản năm 2020
- Nghiên cứu sau tiến sĩ: Viện NIPS, Nhật Bản năm 2020-2022
Tiểu sử:
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Dung gia nhập Đại học Fulbright Việt Nam vào tháng 6 năm 2022. Nghiên cứu của cô tập trung vào vai trò sinh lý của các kênh ion trong điều kiện bình thường và bệnh lý. Cô cũng quan tâm đến việc nghiên cứu ứng dụng của các loại thảo mộc trong phát triển thuốc. Mục tiêu của cô với tư cách là giảng viên Khoa học tích hợp là hỗ trợ sinh viên phát triển sở thích học tập của họ trong sinh học. Là một nhà khoa học liên ngành được đào tạo chuyên sâu về sinh lý học và sinh học thần kinh, cô cố gắng cung cấp cho sinh viên Đại học Fulbright Việt Nam những kỹ năng cần thiết để thực hiện nghiên cứu quan tâm của họ liên quan đến những lĩnh vực này một cách hiệu quả.
Sau khi nhận bằng Kỹ sư Công nghệ sinh học tại Đại học Bách Khoa Đà Nẵng năm 2014, Nguyễn Thị Hồng Dung lấy bằng Thạc sĩ Nông nghiệp tại Đại học Okayama, Nhật Bản vào năm 2017. Sau đó, cô lấy bằng Tiến sĩ tại trường SOKENDAI liên kết với Viện Khoa Học Sinh lý Quốc gia (NIPS), Nhật Bản năm 2020, và cô tiếp tục nghiên cứu sau tiến sĩ tại NIPS đến năm 2022. Trong thời gian học đại học, công trình nghiên cứu của cô đã nhận được nhiều giải thưởng tại Việt Nam như “Giải thưởng Khoa học Tài năng Trẻ Việt Nam” -VIFOTEC (Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo Công nghệ Việt Nam) kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Trong thời gian ở Nhật Bản, nghiên cứu của cô đã được xuất bản trên các tạp chí hàng đầu bao gồm Nature Structural & Molecular Biology, and Communications biology.
Các môn giảng dạy:
- Nghiên cứu khoa học
- Giới thiệu về sinh học tế bào
- Sinh lý tổng quát
- Hóa sinh tế bào và màng tế bào
Các nghiên cứu nổi bật:
- Thi Hong Dung Nguyen, Stella Chapman, Claire Saito, Tatjana Storm, Mio Yasui, Makiko Kashio, Makoto Tominaga, “Single amino acids set temperature-evoked activation thresholds for mosquito TRPA1”, Journal of Biology Chemistry, (2022) 298(9) 102271
- Thi Hong Dung Nguyen, Satoru G. Itoh, Hisashi Okumura, *Makoto Tominaga, “Structural basis for promiscuous action of monoterpenes on TRP channels”, Communications Biology, 4:293 (2021)
- Shimada H, Kusakizako T, Dung Nguyen TH, Nishizawa T, Hino T, Tominaga M, *Nureki O., “The Structure of Lipid Nanodisc-Reconstituted TRPV3 Reveals the Gating Mechanism”, Nature Structural & Molecular Biology, 27:645–652 (2020)