Khối Học thuật

Nicolas Weber

avatar

Lĩnh vực quan tâm: Lịch sử Việt Nam Hiện đại và Đương đại; Lịch sử Dân tộc học và Lịch sử Chăm; Di cư và Di dân; Lịch sử Đông Nam Á Hiện đại và Đương đại.

Tiểu sử:

Con đường học thuật của Tiến sĩ Nicolas Weber tập trung vào lịch sử Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Malaysia), lịch sử Dân tộc học và cộng đồng di cư.

Ông nhận bằng Tiến sĩ tại INALCO (Viện nghiên cứu Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh phương Đông), tại Paris, Pháp vào năm 2005. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử dưới góc nhìn dân tộc học, lịch sử Chăm và cộng đồng người Chăm ở Đông Nam Á. Chuyên khảo đầu tiên của ông, xuất bản bằng Tiếng Pháp vào năm 2014, tổng hợp 10 thế kỷ trong lịch sử di cư của người Chăm tại Đông Nam Á. Ông cũng đã công bố công trình này trên các tạp chí học thuật như Tạp chí về Kinh tế và Lịch sử xã hội của Phương Đông, Tạp chí nghiên cứu về Đông Nam Á, SOJOURN và Tạp chí Chi nhánh Malaysia của Hiệp hội Á Châu, cũng như các Tạp chí Tiếng Pháp Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient, ArchipelPéninsule.

Những nghiên cứu của ông là kết quả của sự phân tích kỹ lưỡng ngôn ngữ địa phương, cụ thể là Tiếng Chăm và Tiếng Việt. Qua công trình nghiên cứu, xuất bản và chia sẻ nghiên cứu, ông đã đặt ra tầm quan trọng của việc ghi chép lịch sử từ góc nhìn của những nhóm yếu thế. Ông tin rằng, đối với một lịch sử đa diện, việc nhìn nhận lịch sử từ tự sự đa chiều của các dân tộc khác nhau là vô cùng quan trọng. Thêm vào đó, đây cũng là cơ hội để giúp những người tham gia vào các sự kiện lịch sử quan trọng có thể cất lên tiếng nói của mình.

Nghiên cứu mới nhất của ông tập trung vào Vương quốc Champa và lịch sử Việt Nam hiện đại. Dự án nghiên cứu này bao gồm hoạt động khảo cứu những dấu tích Vương quốc Champa và những dòng tự sự về lịch sử và hướng đến việc mở ra một tương lai mới cho quan hệ Champa-Việt Nam – sự phát triển trong xã hội Việt Nam và Champa và mối quan hệ liên dân tộc. Ông cũng tiếp tục nghiên cứu về cộng đồng người Châu Á ở nước ngoài và sự vận hành của các ý tưởng, đồng thời chuẩn bị cho chuyên khảo về lịch sử của người Malay ở Việt Nam, Champa và Campuchia.

Trong thời gian tại Fulbright, Tiến sĩ Nicolas Weber sẽ giảng dạy và chia sẻ về lịch sử Việt Nam từ đa dạng góc nhìn và tự sự. Trong tiến trình thúc đẩy sự đóng góp của cộng đồng dân tộc thiểu số đối với bức tranh lịch sử Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, ông kỳ vọng có thể giới thiệu đến sinh viên những góc nhìn mới về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

Các bộ môn giảng dạy:

  • Nhập môn về Lịch sử Champa và Khmer
  • Quan hệ Ngoại giao Việt Nam
  • Các nguồn của Lịch sử Đông Nam Á
  • Văn hóa và Xã hội Việt Nam hiện đại

Những xuất bản nổi bật:

  • 2021. “Malays in the Indochinese Peninsula: The Rise and Fall of a Malay ‘Tuan’ in Precolonial Indochinese Peninsula”, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 94, Part 2, Number 321, pp. 43-66.
  • 2021. “Malays in the Indochinese Peninsula: Adventurers, Warlords and Ministers”, Journal of the Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society 94, Part 1, Number 320, June, pp. 1-24.
  • 2019. “’We Were Moving in an Endless Single Line’. Memory, Exile and History in Cam Diaspora’s Narrative Poems”, SOJOURN – Journal of Social Issues in Southeast Asia 34 no. 1, pp. 76-109.
  • 2016. “The Cham Diaspora in Southeast Asia: Patterns of Historical, Political, Social and Economic Development”, in Engelbert, Jörg Thomas (ed.) Vietnam’s Ethnic and Religious Minorities: A Historical Perspective, Peter Lang, pp. 157-202.
  • 2014. Histoire de la diaspora Cam [History of the Cham Diaspora], Les Indes Savantes, Paris.
  • 2012. “The Destruction and Assimilation of Campā (1832-5) as seen from Cam Sources”, Journal of Southeast Asian Studies 43(1), pp. 158–180.
  • 2011. “Securing and Developing the Southwestern Region: The Role of the Cham and Malay Colonies in Vietnam (18th-19th centuries)”, Journal of the Economic and Social History of the Orient 54, pp. 739-772.
icon Back

Kết nối với chúng tôi

Trang web này sử dụng cookies để cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn.

Các cookies cần thiết (Essential Cookies) được mặc định và là cơ sở để trang web hoạt động chính xác. Cookies phân tích (Analytics cookies) thu thập dữ liệu ẩn danh để cải thiện và theo dõi website. Cookies hiệu suất (Performance cookies) được sử dụng bởi bên thứ ba để tối ưu hóa các ứng dụng (như video và bản đồ) được tích hợp trong trang web của chúng tôi. Để chấp nhận tất cả cookies, vui lòng bấm vào 'Tôi chấp nhận.'

logo_footer