Khối Học thuật
Pamela Nguyễn Corey
Lĩnh vực quan tâm:
- Lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, nghiên cứu thị giác, đặc biệt ở khu vực Châu Á, Đông Nam Á
- Chủ nghĩa hậu thực dân và phi thực dân, đô thị học, không gian, cộng đồng hải ngoại và chủ nghĩa xuyên quốc gia, toàn cầu hóa, thẩm mỹ, lịch sử, âm thanh, tiếng nói và văn bản
Bằng cấp: Tiến sĩ, Đại học Cornell năm 2015
Tiểu sử:
Trọng tâm nghiên cứu và giảng dạy của Tiến sĩ Pamela Nguyễn Corey là lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, tập trung vào Đông Nam Á trong bối cảnh châu Á và toàn cầu. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Đại học California chuyên ngành Sáng tác Nghệ thuật, bà nhận bằng Tiến sĩ về Lịch sử Nghệ thuật và Nghiên cứu Thị giác tại Đại học Cornell, Hoa Kỳ năm 2015. Tiến sĩ Pamela từng chịu trách nhiệm giảng dạy về Nghệ thuật Đông Nam Á tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi học, Đại học London, Anh trước khi chính thức gia nhập Fulbright vào học kỳ mùa xuân năm 2021 với vai trò Giảng viên về Nghệ thuật và Truyền thông.
Xoay quanh lĩnh vực lịch sử nghệ thuật hiện đại và đương đại, đặc biệt là nghệ thuật Đông Nam Á, hàng loạt công trình của Tiến sĩ Pamela đã được đăng tải trên những tập san chuyên ngành quốc tế cũng như các diễn đàn văn hóa, nghệ thuật uy tín. Năm 2021, nhà xuất bản Đại học Washington đã chính thức ra mắt cuốn sách đầu tiên của bà: “The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia” (tạm dịch: Thành phố qua Thời gian: Nghệ thuật Đương đại và Hình thái Đô thị ở Việt Nam và Campuchia). Cuốn sách được tài trợ bởi Quỹ xuất bản Millard Meiss của Hiệp hội Nghệ thuật Đại học. Bổ sung thêm những mảnh ghép về bức tranh tổng thể của sự hình thành các loại hình nghệ thuật không gian đương đại tại Việt Nam và Campuchia, cuốn sách khắc họa sự gắn kết của các nghệ sĩ với các hình thái đô thị và sự phát triển đương đại. Đồng thời, những góc nhìn đa chiều về tính chủ quan của nghệ thuật thời hậu chiến cũng được làm rõ. Vào năm 2020, trong ấn phẩm đặc biệt “Voice as Form” (tạm dịch: Hình hài của Tiếng nói) – Tạp chí Nghệ thuật Oxford mà bà đồng biên tập, Tiến sĩ Pamela công bố với công chúng kết quả nghiên cứu mới nhất của mình về vai trò của âm thanh và tiếng nói trong các tác phẩm nghệ thuật đương đại Đông Nam Á và cộng đồng hải ngoại. Trong nhiều dự án chắp bút và biên tập khác nhau, bà thực hiện nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa hiện đại thế giới, nghệ thuật đương đại ở Việt Nam, Đông Nam Á, và lịch sử nghệ thuật phi thực dân hóa.
Các nghiên cứu của bà nhận được sự hỗ trợ từ nhiều tổ chức học thuật hàng đầu thế giới như chương trình Học giả Fulbright-Hays và Trung tâm Nghiên cứu Khmer học, Hoa Kỳ. Dự án mang tên “Xây dựng Lịch sử Nghệ thuật Phi Thực dân hóa ở Đông Nam Á” hợp tác cùng Đại học Malaya, Malaysia được Học viện Quốc gia Anh về Khoa học xã hội và Nhân văn (The British Academy) bảo trợ, với sự tài trợ từ Quỹ Newton, quỹ nghiên cứu dành cho các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội quốc tế. Vào năm 2019, Tiến sĩ Pamela Nguyễn Corey vinh dự trở thành Hội viên Hiệp hội Giáo dục Đại học Anh Quốc. Bà là thành viên của Hội đồng Tư vấn Quốc tế cho Lịch sử Nghệ thuật (tạp chí của Hiệp hội Lịch sử Nghệ thuật); tham gia vào các ủy ban nghiên cứu và tư vấn cho Viện Bảo tàng Quốc gia Singapore và “The Flow of History: Southeast Asian Women Artists” (Tạm dịch: Dòng thời gian của Lịch sử: Nghệ sĩ Phụ nữ Đông Nam Á) (Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Hong Kong / AWARE, Paris).
Các bộ môn giảng dạy:
- Giới thiệu về Nghiên cứu Thị giác
- Giới thiệu về Lịch sử và Lý luận Nghệ thuật
- Giới thiệu về Nghệ thuật Hiện đại
- Nghệ thuật Đông Nam Á
- Việt Nam trực quan hóa
- Nghệ sĩ Đương đại Châu Á
- Nghệ thuật Âm thanh
Các xuất bản nổi bật:
Corey, Pamela N. “The (Calli)graphic Regimes of Contemporary Vietnamese Art.” ArtMargins 13, no. 3 (2024), in press.
Corey, Pamela N. “The Digital Voice as Postcolonial Proxy.” In The Routledge Companion to Decolonizing Art History, eds. Tatiana Flores, Florencia San Martín, and Charlene Villaseñor Black, 353-362. London; New York: Routledge, 2023.
Corey, Pamela N. “Craft and the Making of ‘Global’ Contemporary Art.” In A Companion to Contemporary Art in a Global Framework, eds. Jane Chin Davidson and Amelia Jones, 119-131. Malden, MA: Wiley-Blackwell, 2023.
Corey, Pamela N. “Hacking the Grid: Urban Interventions by Artists from Southeast Asia.” Lahore Biennale 01 Reader, ed. Iftikhar Dadi, 256-279. Milan, Italy: Skira Editore, 2022.
Corey, Pamela N. The City in Time: Contemporary Art and Urban Form in Vietnam and Cambodia. Seattle, WA: University of Washington Press, 2021.
Corey, Pamela N. “Toward a Horizon of Un-Knowing: Aurality, Voice, and the Politics of Identification in the Art of Vong Phaophanit and Claire Oboussier.” Oxford Art Journal 43, no. 2 (Summer 2020): 221-38.
Corey, Pamela N., and Wenny Teo, eds. “Voice as Form,” special issue of Oxford Art Journal 43, no. 2 (Summer 2020).
Corey, Pamela N., and Nora A. Taylor. “Đổi Mới and the Globalization of Vietnamese Art.” Journal of Vietnamese Studies 14, no. 1 (March 2019): 1-34.
Corey, Pamela N. “Siting the Artist’s Voice.” Art Journal 77, no. 4 (Winter 2018): 84-96.
Corey, Pamela N. “Beyond yet Toward Representation: Diasporic Artists and Craft as Conceptualism in Contemporary Southeast Asia.” Journal of Modern Craft 9, no. 2 (July 2016): 161-81.
Corey, Pamela N. “Three Propositions for a Regional Profile: The History of Contemporary Art in Ho Chi Minh City.” In Arts du Vietnam: Nouvelles Approches, eds. C. Herbelin et al., 135-144. Rennes, France: Editions Presses Universitaires de Rennes, 2015.
Corey, Pamela N. “Metaphor as Method: Curating Regionalism in Mainland Southeast Asia.” Yishu: Journal of Contemporary Chinese Art 13, no. 2 (March/April 2014): 72-84.
Corey, Pamela N., and Ashley Thompson, eds. “On Modern and Contemporary Cambodian Art and Aesthetics,” special issue of Udaya, Journal of Khmer Studies 12 (2014).
Corey, Pamela N. “The ‘First’ Cambodian Contemporary Artist.” Udaya, Journal of Khmer Studies 12 (2014): 61-94.
Corey, Pamela N. “Crafted Signs of Obsolescence: Tuan Andrew Nguyen’s Aesthetic Artifacts.” Art Journal 71, no. 3 (Fall 2012): 46-57.
Back