Trương Trung Kiên
Lĩnh vực quan tâm: Hệ thống truyền thông không dây, chẳng hạn như mạng di động 5G và 6G và mạng lưới Internet Vạn vật (IoT); đổi mới trong giáo dục kỹ thuật.
Bằng cấp: Tiến sĩ về Kỹ thuật Điện tử, Đại học Texas tại Austin, Hoa Kỳ năm 2012
Tiểu sử:
Tiến sĩ Trương Trung Kiên gia nhập Đại học Fulbright Việt Nam vào tháng 8 năm 2020. Với tư cách là Trưởng khoa Kỹ thuật, ông quan tâm đến việc truyền cảm hứng và phát triển các thế hệ kỹ sư tương lai ở Việt Nam với nền tảng kiến thức liên ngành vững chắc, kinh nghiệm học tập thực hành, những kỹ năng được mài giũa và một tư duy khởi nghiệp. Ông tin tưởng mạnh mẽ rằng những thế hệ kỹ sư mới này có thể nhận diện cơ hội, giải quyết vấn đề và tạo ra các giá trị cá nhân cũng như các giá trị kinh tế và xã hội lâu dài. Ngoài công việc giảng dạy, Tiến sĩ Trương Trung Kiên còn là một kỹ sư nghiên cứu tích cực, người thích tham gia và tương tác với ngành và chính phủ thông qua nghiên cứu, đào tạo và tư vấn được tài trợ. Hiện ông quan tâm tới việc nghiên cứu các hệ thống di động truyền thông không dây với các ứng dụng gần đây cho 5G và bây giờ là 6G. Ông đã được nhận một số giải thưởng bài nghiên cứu hay nhất, bao gồm Giải thưởng bài nghiên cứu tốt nhất của tạp chí EURASIP Journal on Wireless Communications and Networking năm 2013 và Giải thưởng bài nghiên cứu tốt nhất của tạp chí Journal of Communications and Networks năm 2014. Ông đã được cấp một số bằng sáng chế của Hoa Kỳ về mạng di động không dây thế hệ thứ tư (4G) và thế hệ thứ năm (5G).
Tiến sĩ Trương Trung Kiên sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Sau khi nhận bằng cử nhân Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông tại Đại học Bách khoa Hà Nội, ông nhận bằng Thạc sĩ ngành Kỹ thuật điện tử vào tháng 5/2008 và bằng Tiến sĩ cùng ngành vào tháng 5/2012 tại Đại học Texas tại Austin. Ông là thành viên cấp cao của Viện Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE) và là cựu sinh của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF).
Các bộ môn giảng dạy:
- Tư duy thiết kế và hệ thống
- Tổ chức máy tính
- Mô hình hóa và mô phỏng máy tính
Các xuất bản nổi bật:
- Kien T. Truong, and Robert W. Heath Jr. “Multimode Antenna Selection for MIMO Amplify-and-Forward Relay Systems.” IEEE Transactions on Signal Processing58, no. 11 (2010): 5845-859. doi:10.1109/tsp.2010.2053364.
- Kien T. Truong, Philippe Sartori, and Robert W. Heath Jr., “Cooperative Algorithms for MIMO Amplify-and-Forward Relay Networks.” IEEE Transactions on Signal Processing61, no. 5 (2013): 1272-287. doi:10.1109/tsp.2012.2236832.
- Kien T. Truong, and Robert W. Heath Jr. “Effects of Channel Aging in Massive MIMO Systems.” Journal of Communications and Networks15, no. 4 (2013): 338-51. doi:10.1109/jcn.2013.000065.
- Kien T. Truong, Hosein Nikopour, and Robert W. Heath Jr. “FDD Massive MIMO with Analog CSI Feedback.” 2015 49th Asilomar Conference on Signals, Systems and Computers, 2015. doi:10.1109/acssc.2015.7421139.
- Kien T. Truong, Robert W. Heath, Jr. and Hosein Nikopour, “Method and Apparatus for Downlink Channel Estimation in Massive MIMO,” US patent #10,374,836, granted on August 6, 2019 (for 5G cellular networks).
- Kien T. Truong, Peiying Zhu, Jianglei Ma and Robert W. Heath Jr. “System and Method for Downlink Channel Estimation in Massive Multiple-Input-Multiple-Output (MIMO),” US patent #10,250,309, granted on April 02, 2019 (for 5G cellular networks).